NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn là gì?

Kỹ thuật chế biến món ăn là ngành học đào tạo ra những đầu bếp có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để trực tiếp chế biến các món ăn của nhiều nền ẩm thực như Việt Nam, Châu Âu, Châu Á,… đảm bảo giá trị dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và cảm quan thưởng thức hợp vị. Ngoài ra, ngành học cũng trang bị những kiến thức bổ trợ về kinh doanh ăn uống; Văn hóa ẩm thực, Tâm lý và khẩu vị của thực khách các nước; Tổ chức sự kiện, yến tiệc và hội nghị; Quản trị chi phí; Quản trị nhân lực cùng các kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống phát sinh, lên thực đơn.

Sinh viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn được học thực hành cắt tỉa rau củ quả
Sinh viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn được học thực hành cắt tỉa rau củ quả

Tố chất của người học nấu ăn

– Niềm đam mê: Đam mê là yếu tố đầu tiên cần có để duy trì công việc, bạn càng yêu nghề, bạn sẽ càng giữ được lửa nhiệt huyết.

– Kiên nhẫn: Kiên nhẫn trong sáng tạo món ăn vì một người đầu bếp không thể vội vàng trong bếp.

– Sự sáng tạo: Món ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp cũng là nghệ sĩ. Sáng tạo từ nguyên liệu, mùi vị cho đến hình thức trình bày.

– Ngăn nắp: Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp là một tố chất quan trọng.

Kỹ thuật chế biến món ăn học những gì?

Theo học ngành kỹ thuật chế biến món ăn, bạn sẽ được đào tạo với chương trình học 90% thực hành với kiến thức và các kỹ năng chuyên sâu như: Tổng quan du lịch và khách sạn, Sinh lý dinh dưỡng, quản lý bếp, xây dựng thực đơn… Đến các môn nghiệp vụ: Kỹ năng cắt tỉa rau củ quả, kỹ thuật làm bánh, kỹ thuật chế biến món Âu, kỹ thuật chế biến món Á…

Bên cạnh đó, bạn sẽ được học tập trực tiếp với thầy cô là những Đầu bếp đầu ngành trong nghề đang công tác tại các Khách sạn – Nhà hàng 4-5 sao tại TP. HCM – đây là một lợi thế khi sinh viên có cơ hội tiếp cận với đại diện quản lý, bếp trưởng tại doanh nghiệp, được học hỏi kinh nghiệm. Trong suốt quá trình học tập, trường có Trung tâm giới thiệu việc làm với hơn 1.000 anh chị Cựu sinh viên đang giữ những vị trí chủ chốt tại các khách sạn nhà hàng sẵn sàng hỗ trợ thực tập, việc làm cho sinh viên khi bạn hội tụ đủ các yếu tố: Kỹ năng thực hành nghề, thái độ làm việc chuyên nghiệp và trình độ tay nghề.

Tốt nghiệp ngành Bếp ra trường làm gì? Học ở đâu?

Học và làm nghề bếp, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều địa phương, vùng miền; tiếp cận và thưởng thức nhiều món ăn, thức uống; khám phá cái hay cái đẹp của văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới từ đó giúp các bạn có những tầm nhìn xa hơn để tư duy, sáng tạo ra những món ăn mới hấp dẫn, đặc sắc.

Nghề bếp còn tạo sự khác biệt bởi ngoài cơ hội rèn luyện và thử thách mình ở rất nhiều môi trường như khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, quán cà phê… với mức lương tương xứng, nghề bếp còn là nơi bạn gửi gắm tâm tư, tình cảm vào mỗi món ăn. Bạn sẽ có cơ hội sáng tạo và biểu diễn khả năng nấu nướng của mình, đem đến những bữa ăn thơm ngon, hấp dẫn cho người thân, bạn bè và thực khách.

Việc đào tạo nhân lực ngành bếp hiện nay đòi hỏi phải có một chương trình giảng dạy bài bản, đáp ứng yêu cầu nguồn lao động đạt chuẩn của các khách sạn, nhà hàng. Học viên sau khi ra trường phải có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn về quản lý và điều hành bếp ở tất cả các khâu và lĩnh vực có liên quan.

Học viên sẽ được trang bị những kiến thức, cách thực hành các món ăn Việt Nam đặc trưng của từng vùng, miền; cách chế biến món ăn Âu, Á; cách lựa chọn, bảo quản thực phẩm; cách quản lý trang thiết bị nhà bếp; cách trang trí món ăn, trang trí bàn tiệc… để khi ra trường có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn về quản lý và điều hành bếp ở tất cả các khâu. Nếu đam mê với nghề và không ngừng phấn đấu, trong vòng từ 3 – 5 năm, bạn có thể trở thành một đầu bếp đẳng cấp với mức thu nhập cao.

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang